Vay thế chấp là gì? Nên vay thế chấp hay vay tín chấp

Vay thế chấp là gì? Nên vay thế chấp hay vay tín chấp

Vay thế chấp ngân hàng từ lâu đã là hình thức vay vốn được tin dùng của người Việt. Đặc biệt, với sự bùng nổ của ngân hàng điện tử, việc đăng ký vay nay đã dễ dàng hơn, mọi giao dịch được thực hiện online, từ quản lý đến thanh toán nợ. Vậy vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là vay tiền có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo vẫn còn quyền lợi đối với người đi vay. Ở đây là quyền lợi sở hữu. Ví dụ: bạn có thể vay thế chấp khi có tài sản là đất đai, nhà cửa, xe cộ… Khi được ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn nhưng giấy tờ chứng minh sở hữu thì được ngân hàng giữ lại.

Vay thế chấp là gì? Nên vay tín chấp hay vay thế chấp
Vay thế chấp là gì? Nên vay tín chấp hay vay thế chấp

Hình thức vay thế chấp nên được lựa chọn khi bạn cần những khoản đầu tư cần vốn lớn. Bởi số tiền được ngân hàng xét duyệt cho vay khá lớn từ 70% đến 100% giá trị tài sản bạn thế chấp. Lãi suất áp dụng cho hình thức vay này cũng thấp hơn so với hình thức vay tín chấp. Thời gian vay linh hoạt kéo dài theo nhu cầu của người vay.

Mỗi ngân hàng sẽ có thêm những yêu cầu khác ngoài yêu cầu có tài sản đảm bảo để xét duyệt vay thế chấp. Tuy nhiên tài sản mang đi thế chấp để vay sẽ được ngân hàng kiểm định và định giá.

Hiện nay các ngân hàng thường có các sản phẩm vay thế chấp phổ biến như:

  • Vay mua nhà
  • Vay mua xe
  • Vay sản xuất kinh doanh
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay cầm cố giấy tờ có giá

Lợi ích khi vay thế chấp

Khi vay thế chấp, khách hàng sẽ được hưởng  nhiều lợi ích như:

  • Hạn mức vay lớn: Số tiền vay có thể lên đến hàng tỷ đồng (tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo), đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng khác nhau như đầu tư, mua nhà, mua xe, sửa chữa nhà cửa, kinh doanh, du học…
  • Giảm gánh nặng trả nợ: Lãi suất giảm dần, thời gian vay dài có thể lên đến 25 năm. Nhờ đó, khách hàng có nhiều thời gian để xoay sở, cân đối tài chính và trả nợ.
  • Hình thức trả nợ linh hoạt: Trả lãi hàng tháng, hàng quý, hàng năm; tiền gốc trả dần hoặc trả một lần.
  • Tài sản vẫn là của bạn: Tuy đã thế chấp tài sản nhưng người đi vay vẫn có quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người đi vay để làm bằng chứng.

Các hình thức vay thế chấp hiện nay

Hiện nay, hình thức vay thế chấp rất đa dạng. Dưới đây là một số hình thức vay thế chấp của VPBank bạn có thể tham khảo:

Vay kinh doanh

Vay kinh doanh là hình thức dành cho các khách hàng muốn vay vốn để phát triển kinh doanh.

Đặc điểm:

  • Đa dạng mục đích vay vốn: Mở rộng phát triển kinh doanh, đầu tư tài sản cố định, bổ sung vốn kinh doanh lưu động
  • Không phải phải có Đăng ký kinh doanh
  • Có chính sách đặc biệt cho khách hàng kinh doanh lĩnh vực nhà hàng – khách sạn
  • Đáp ứng tối đa 100% nhu cầu vốn và tối đa 10 tỷ đồng
  • Chấp nhận nguồn thu trực tuyến
  • Hạn mức cho vay cao đến 85% giá trị tài sản đảm bảo
  • Phương thức trả nợ linh hoạt
  • Lãi suất ưu đãi
  • Thời gian vay kinh doanh tối đa 10 năm

Vay mua nhà đất, căn hộ

Vay mua nhà đất, căn hộ là hình thức vay dành cho các khách hàng đang có nhu cầu mua nhà đất hay căn hộ nhưng chưa đủ tiền.

Đặc điểm:

  • Hỗ trợ 100% nhu cầu vốn, tối đa 75% giá nhà/căn hộ và tối đa 20 tỷ đồng
  • Hoàn vốn, thanh toán công nợ cho bên bán nhà tối đa 12 tháng kể từ ngày ra sổ
  • Thời gian vay mua nhà, căn hộ tối đa 25 – 35 năm tùy dự án

Vay mua xe ô tô trả góp

Vay mua xe ô tô trả góp là hình thức vay dành cho khách hàng đang muốn mua xe ô tô để đi lại hoặc kinh doanh. Tài sản đảm bảo của khách hàng có thể chính là chiếc xe muốn mua.

Đặc điểm:

  • Khoản vay áp dụng cho cả việc mua xe cũ và xe mới
  • Thời gian cho vay tối đa 96 tháng đối với ô tô mới và 84 tháng đối với ô tô đã qua sử dụng
  • Hạn mức cho vay lên tới 85% giá trị xe
  • Phương thức trả nợ linh hoạt
  • Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh

Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo là hình thức vay giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn lớn để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, trang trí nội thất, giáo dục, khám chữa bệnh, đi du lịch…

Đặc điểm:

  • Phục vụ các mục đích tiêu dùng như mua sắm, du lịch, học tập, trang trí nội thất, khám chữa bệnh…
  • Đáp ứng tối đa 100% nhu cầu vốn và tối đa 3 tỷ đồng
  • Thời gian vay tiêu dùng thế chấp tối đa 10 năm
  • Phương thức trả nợ linh hoạt

Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo giúp đáp ứng nhiều nhu cầu của người đi vay

Vay sửa chữa nhà

Vay sửa chữa nhà là hình thức vay thế chấp dành cho các khách hàng có nhu cầu xây dựng, sửa chữa, hoàn thiện nhà ở.

Đặc điểm:

  • Phục vụ các mục đích như xây dựng, sửa nhà, hoàn thiện nội thất..
  • Mức vay tối đa là 3 tỷ đồng
  • Thời gian vay hoàn thiện nhà tối đa là 25 năm
  • Phương thức trả nợ linh hoạt

Điều kiện và hồ sơ vay thế chấp

Điều kiện vay khá đơn giản, bao gồm:

  • Bạn là người Việt Nam hoặc nước ngoài
  • Sinh sống hoặc làm việc tại những nơi có chi nhánh của ngân hàng hoặc những địa điểm giáp ranh với nơi có chi nhánh cho vay.
  • Có tài sản đảm bảo cho khoản vay phù hợp theo quy định của ngân hàng
  • Thu nhập ổn định, thường xuyên, đảm bảo đủ khả năng trả nợ

Trong hồ sơ vay thế chấp, khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị vay vốn và phương án trả nợ theo mẫu của ngân hàng cho vay
  • Giấy tờ tùy thân: Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu/KT3
  • Giấy tờ liên quan đến mục đích vay vốn: Chiến lược kinh doanh, hợp đồng mua nhà…
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo: Sổ đỏ, sổ hồng, các phương tiện vận tải, giấy tờ có giá…
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bản kê khai lương có xác nhận của cơ quan, giấy tờ chứng minh các nguồn thu nhập như cho thuê nhà, kinh doanh

Quy trình đăng ký vay thế chấp

Có 2 cách đăng ký vay thế chấp là đăng ký vay kiểu truyền thống (đăng ký tại quầy giao dịch) và đăng ký online.

Đăng ký tại quầy giao dịch

  • Bước 1: Cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến khoản vay cho nhân viên ở quầy giao dịch như mục đích vay, nhu cầu vay, tài sản thế chấp, thu nhập
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn
  • Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay thế chấp của khách hàng
  • Bước 4: Ngân hàng phê duyệt khoản vay
  • Bước 5: Ngân hàng gửi thông báo khoản vay đã được duyệt và giải ngân cho khách hàng

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân và công ty – nơi người vay làm việc. Khoản vay tín chấp thường phục vụ cho mục đích cá nhân như mua sắm, tiêu dùng, đóng học phí, viện phí, tổ chức đám cưới, đi du lịch… Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.

Vay tín chấp được chia ra làm nhiều sản phẩm như:

  • Vay tín chấp theo lương chuyển khoản
  • Vay tín chấp theo lương tiền mặt
  • Vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ
  • Vay tiền tín chấp theo cà vẹt xe
  • Vay tín chấp theo chứng minh thư, hộ khẩu
  • Vay tín chấp theo bảo hiểm y tế

So sánh vay tín chấp và vay thế chấp

Tiêu chí Vay tín chấp Vay thế chấp
Tài sản đảm bảo Không yêu cầu Bắt buộc phải có tài sản đảm bảo là nhà, đất, xe, giấy tờ có giá…
Số tiền vay tối đa Không quá 500 triệu đồng. Chỉ có 2 ngân hàng cho vay với hạn mức lớn hơn:

– Ngân hàng Standard Chartered: Tối đa 900 triệu đồng

– Ngân hàng PVcomBank: Tối đa 3 tỷ đồng

Số tiền vay lớn hơn, cho vay đến 80% giá trị tài sản đảm bảo
Thời gian vay 1 năm đến 5 năm Có thể lên tới 35 năm
Lãi suất vay Lãi suất cao, cố định trong suốt thời gian vay – Lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp

– Lãi suất thường cố định trong 6 – 12 tháng đầu và thả nổi vào những năm tiếp theo

Cách tính lãi suất Tính lãi trên dư nợ ban đầu Tính lãi trên dư nợ giảm dần
Thủ tục vay Đơn giản: chỉ yêu cầu giấy tờ chứng minh thu nhập và giấy tờ pháp lý Phức tạp hơn: giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ pháp lý, giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo
Thời gian duyệt giải ngân 1 đến 3 ngày 5 ngày đến 7 ngày
Đối tượng khách hàng vay vốn Khách hàng có thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng – Khách hàng có thu nhập ổn định từ lương từ kinh doanh, bàn hàng, cho thuê nhà…

– Có tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng hoặc người bảo lãnh

Rủi ro mất tài sản Không có do không phải thế chấp tài sản Nếu không trả được nợ thì ngân hàng sẽ đem đấu giá tài sản đảm bảo để trả nợ thay cho khách hàng.

Nên chọn vay thế chấp hay vay tín chấp?

Không có lời khuyên nào là tuyệt đối trong mọi trường hợp, tùy theo nhu cầu vốn vay cũng như điểu kiện trả nợ của bạn với ngân hàng mà lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp.Thông thường hiện nay hình thức vay tín chấp áp dụng cho những khoản vay có nhu cầu vốn lớn và tài sản đảm bảo thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cần vay.  Ngược lại hình thức tín chấp thường giải quyết nhu cầu cấp bách với số vốn ít và trong thời gian ngắn hơn.

Cụ thể:

– Vay thế chấp: khách hàng có nhu cầu vay với số lượng lớn trong thời gian dài nhằm phục vụ mua sắm các tài sản như vay mua nhà, đất đai, xe cộ… trong trường hợp này tài sản đảm bảo ( thế chấp) có thể là chính tài sản mà khách hàng mua sắm hay những tài sản thế chấp bổ sung như sổ đỏ, sổ hồng. Thời hạn vay đối với vay thế chấp thường rất dài, vay mua xe lên đến 8 năm và vay mua nhà đất lên đến 25 năm.

– Vay tín chấp: khách hàng tham gia vay tín chấp thường để giải quyết nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, giải trí của bản thân và gia đình (mua sắm các thiết bị gia đình, cưới hỏi , xây sửa nhà, .…). Thời gian vay tùy theo quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đa số là từ 12 tháng – 48 tháng.

Câu hỏi thường gặp khi vay thế chấp

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất và câu trả lời đến từ các chuyên gia tài chính.

Vay thế chấp có những loại phí nào?

Khách hàng cần trả một số loại phí như phí công chứng thế chấp, phí trả nợ trước hạn, phí thẩm định tài sản thế chấp, phí đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm nhân thọ, phí phạt trả nợ trễ hạn…

Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, tôi chưa kịp thanh toán thì có bị phạt không?

Nếu đến hạn thanh toán khoản vay, bạn chưa kịp thanh toán thì sẽ mất 1 khoản phí trả nợ trước hạn. Mức phí phạt cụ thể tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.

CIC là gì?

CIC là cách viết tắt của cụm từ Credit Information Center. Đây là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam. Nơi đây chuyên lưu giữ thông tin của khách hàng vay vốn tại Việt Nam. Trước khi ngân hàng đồng ý xét duyệt khoản vay sẽ gửi hồ sơ của khách hàng lên CIC để kiểm tra Khách hàng có nợ xấu hoặc đang có khoản vay ở ngân hàng nào khác.

Tôi có nợ xấu thì có được vay không?

Tùy thuộc việc bạn thuộc nhóm nợ xấu nào, ngân hàng quyết định bạn có thể được vay hoặc không. Nếu thuộc nhóm nợ xấu 1, bạn vẫn có thể được vay. Nếu thuộc nhóm nợ xấu 2,3,4,5 thì hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều không cho vay. Thông tin nợ xấu sẽ được lưu giữ trong vòng 5 năm và trong khoảng thời gian này, bạn không thể vay được.

Tôi thanh toán khoản vay sớm có bị mất phí không?

Tùy thuộc vào thời điểm trả nợ trước hạn và ngân hàng cho vay, khách hàng sẽ phải thanh toán phí trả nợ trước hạn hoặc không. Mức phí cụ thể cũng do từng ngân hàng quy định.

Tôi nộp hồ sơ sau bao lâu thì được duyệt?

Thời gian duyệt vay thế chấp có thể là vài ngày cho đến vài tuần tùy từng ngân hàng và gói vay.

Tóm lại, mỗi hình thức vay vốn đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng, để lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp bạn nên cân nhắc kỹ dựa vào nhu cầu của bản thân, khả năng trả nợ của mình và nên tham khảo kỹ thông tin khi quyết định vay vốn.

Nguồn:https://vaytienonline123.com/

Fe Credit

  • Khoản vay lần đầu: tối đa 15 triệu
  • Lãi suất 0% cho khách hàng đầu tiên

Ơi Vay

  • Chấp nhận sinh viên
  • Tuổi: 18-70
  • Thủ tục đơn giản - Chỉ cần CMND/CCCD.

Cash24

  • Vay tiền mặt online - Giải ngân lên đến 15 triệu
  • Lãi suất: 5%/tháng (thấp nhất thị trường)

ATM Online

  • Vay tiền mặt online - Giải ngân lên đến 15 triệu
  • Lãi suất: 5%/tháng (thấp nhất thị trường)