Lãi suất thả nổi là gì? Vay theo lãi suất thả nổi khi nào?

Lãi suất thả nổi là gì? Vay theo lãi suất thả nổi khi nào?

Một trong những vấn đề mà người ta thường quan tâm khi đi vay vốn ngân hàng chính là lãi suất thả nổi là gì? Nên chọn vay theo lãi suất thả nổi khi nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Lãi suất thả nổi là gì ?

Lãi suất thả nổi được xem là lãi suất không cố định, thay đổi liên tục, biến động theo tình hình thị trường. Theo đó, trong suốt quá trình vay vốn, khách hàng vay vốn chịu mức lãi suất liên tục biến động hay người ta còn gọi là biên độ lãi suất.

Lãi suất chung trên thị trường tăng, lãi suất vay vốn của khách hàng được điều chỉnh tăng và ngược lại.

Lãi suất thả nổi là gì? Vay theo lãi suất thả nổi khi nào?
Lãi suất thả nổi là gì? Vay theo lãi suất thả nổi khi nào?

Mức điều chỉnh và kỳ hạn điều chỉnh lãi suất được thực hiện theo thỏa thuận giữa người vay và ngân hàng (theo quy định của pháp luật) và được ghi rõ trên hợp đồng vay vốn.

Loại lãi suất này hiện tại đang được áp dụng chủ yếu ở Ngân hàng thương mại, phục vụ nhu cầu từ tiêu dùng đến sản xuất và kinh doanh.

Cách tính lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi được thay đổi biến động tùy theo tình hình hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, loại Lãi suất này cũng có những quy định rất riêng về cách thức tính để đảm bảo an toàn cho người vay và cho vay.

Lãi suất thả nổi được xác định theo công thức:

Lãi suất thả nổi Lãi suất tham chiếu + Biên độ

Trong đó:

Lãi suất tham chiếu phụ thuộc vào Thời gian vay vốn

+ Nếu Khách hàng sử dụng cách vay tiền nhanh nhất, vay vốn ngắn hạn (Thời gian vay vốn <= 12 tháng), Lãi suất Tham chiếu sẽ được xác định chính là “Lãi suất Tiền gửi tiết kiệm dân cư lãi trả sau kỳ hạn 12 tháng”

+ Nếu KH vay vốn trung/dài hạn (Thời gian vay vốn > 12 tháng), Lãi suất Tham chiếu sẽ được xác định chính là “Lãi suất Tiền gửi tiết kiệm dân cư lãi trả sau kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng”

Biên độ vay vốn

Là phần Chênh lệch giữa Lãi suất đầu ra (tức là Lãi suất cho vay) với Lãi suất đầu vào (tức là Lãi suất huy động, tiền gửi). Biên độ chính là phần tạo nên Lợi nhuận cho Ngân hàng. Tức là cho vay với mức lãi suất càng cao, tương ứng với biên độ càng cao, lợi nhuận Ngân hàng thu được càng nhiều.

Hiện tại, ở các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam quy định Mức biên độ này tùy thuộc vào “Điểm xếp hạng Tín dụng với từng Khách hàng”.

Mức thang điểm xếp hạng này sẽ có phân chia các mức điểm quy định từ Cao xuống Thấp, theo độ cao nhất là AAA, AA, A đến BBB,BB,B. Mức thấp nhất là C. Nếu mức Xếp hạng tín dụng càng cao thì Lãi suất vay vốn và Biên độ (Margin) càng thấp.

Ví dụ: Anh A vay thế chấp ngân hàng với số tiền là 30 triệu đồng trong thời gian 2 năm:

  • 6 tháng đầu thì mức lãi suất là 0.75%/ tháng
  • Sau đó, từ tháng thứ 7 lãi suất tăng lên 1%/ tháng.

Như vậy:

  • Số tiền lãi hàng tháng mà anh A phải trả trong 6 tháng đầu = 30.000.000 * 0,75% = 225.000 VND
  • Số tiền lãi hàng tháng mà anh A phải đóng từ tháng thứ 7 = 30.000.000 * 1% = 300.000 VND

Nên chọn vay theo lãi suất thả nổi khi nào?

Tuy thiếu tính ổn định, không tạo nhiều cảm giác an toàn nhưng nếu chịu khó tìm hiểu tính toán, xem xét kỹ càng kế hoạch tài chính thì lãi suất trả nổi vẫn mang lại nhiều lợi ích cho người vay.  Bạn nên chọn lãi suất thả nổi trong những trường hợp sau:

  • Bạn tự tin mình là người biết và hiểu quy luật, tình hình lên xuống thay đổi trong thị trường lãi suất.
  • Bạn nắm và hiểu rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất để có thể thu xếp tài chính nhằm đảo hạn trước khi mức lãi suất bị điều chỉnh tăng lên.
  • Bạn có dự định vay vốn trong dài hạn, nếu vay ngắn hạn bạn sẽ có nguy cơ rất cao phải đối mặt với tiền lãi lớn nếu mức lãi suất tăng nhanh, từ đó chịu áp lực tài chính không nhỏ.
  • Bạn có kỹ năng cân đối tài chính tốt dựa trên thu nhập cá nhân. Nếu bạn cảm thấy khả năng của mình vẫn trả được tiền nợ ngân hàng trong trường hợp % lãi suất tăng cao thì việc lựa chọn lãi suất thả nổi hoàn toàn không có vấn đề gì.

Lưu ý: Khi chọn lãi suất thả nổi, bạn nên xem kỹ về cách tính lãi suất, phí phạt nếu nộp lãi suất trễ, dự báo % biên độ biến đổi lãi… từ ngân hàng để tránh tình trạng mập mờ khiến mình bị mất quyền lợi trong tương lai.

Tóm lại nếu biết tính toán, cân nhắc một cách cẩn thận về khả năng tài chính của mình thì khách hàng khi vay vốn ngân hàng hoàn toàn có khả năng có được lợi ích và hạn chế rủi ro từ lãi suất thả nổi.

Ưu điểm và nhược điểm khi gửi tiết kiệm theo lãi suất thả nổi

Sau khi hiểu được lãi suất thả nổi là gì thì hãy cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm khi gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi.

Ưu điểm

Thị trường không bao giờ là một mặt phẳng đứng yên mà luôn luôn có sự biến động. Cho nên lãi suất thả nổi giống như một “chiếc phao” lên xuống nhịp nhàng theo những sự biến động này. Khi lãi suất thị trường giảm thì số tiền lãi mà bạn phải thanh toán cho ngân hàng sẽ ở mức thấp hơn.

Nhược điểm

Như đã nói, lãi suất thả nổi là “chiếc phao” thay đổi theo thị trường. Nếu gặp điều kiện thuận lợi khách hàng sẽ chỉ phải trả tiền lãi thấp hơn.

Còn nếu ngoài thị trường mức lãi cao thì đương nhiên khách vay vốn phải trả số tiền lãi cao. Khi lãi suất thị trường tăng lên so với thời điểm vay thì số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng sẽ nhiều hơn (vì phải chịu điều chỉnh mức lãi suất cao hơn).

Trên đây là những thông tin về lãi suất thả nổi mà bạn nên nắm rõ khi có ý định đi vay vốn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thể tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình giao dịch vay vốn của mình.

Nguồn:https://vaytienonline123.com/

Fe Credit

  • Khoản vay lần đầu: tối đa 15 triệu
  • Lãi suất 0% cho khách hàng đầu tiên

Ơi Vay

  • Chấp nhận sinh viên
  • Tuổi: 18-70
  • Thủ tục đơn giản - Chỉ cần CMND/CCCD.

Cash24

  • Vay tiền mặt online - Giải ngân lên đến 15 triệu
  • Lãi suất: 5%/tháng (thấp nhất thị trường)

ATM Online

  • Vay tiền mặt online - Giải ngân lên đến 15 triệu
  • Lãi suất: 5%/tháng (thấp nhất thị trường)